Tâm lý quyết định phần lớn hành động của chúng ta, nó quyết định cả tư duy.

Tâm lý quyết định phần lớn hành động của chúng ta, nó quyết định cả tư duy.

Bất kỳ công việc nào mà có nhiều người tham gia (Từ 2 trở lên) thì đều có chuyện ai ai cũng tự cho rằng công sức mình bỏ ra lớn lao hơn.

Đa số đến từ sự thiếu hiểu biết mà ra.

VD 1 người chưa từng nắm nhân sự thì ko bao giờ hiểu được tầm quan trọng và sự khó khăn mà bên nhân sự phải đối mặt.

Thiếu nhân sự tốt có thể làm đổ gãy mọi kế hoạch. Lạc quan hơn thì làm chậm tiến độ, tạo ra tình trạng thắt nút cổ chai.

Quản lý nhân sự ko chỉ đơn giản chỉ là tuyền người vô, áp đặt quy tắc và rồi hoạt động. Vì bất kỳ 1 quy tắc nào cũng đến từ quan niệm, xu hướng quản lý. Để rồi mọi thành quả sau đó khi công việc trơn tru chỉ là vẻ bề ngoài, điều tất yếu dẫn đến của việc setup từ đầu.

Quay trở lại chuyện tâm lý.

Vì sự thiếu hiểu biết, ai cũng cho rằng đáng lẽ miếng bánh của mình phải lớn hơn hiện tại. Thế là bức xúc, gây ra đổ vỡ.

Việc tự cho rằng mình bánh của mình phải lớn hơn đến từ sự so sánh ngầm rằng miếng bánh của người khác phải nhỏ hơn.

—> Coi thường sự đóng góp, cống hiến của người khác.

Xung đột xảy ra từ đây.

Thực tế là vô vàn bài toán với vô vàn ẩn số ko được cho sẵn như trong sách mà mỗi thí sinh vẫn bắt buộc phải giải ra.

Nếu giải sai, trả giá. Nếu giải đúng, nhận phần thưởng và tiếp tục giải bài kế tiếp.

Chỉ khi nào sự chênh lệch thông tin và kiến thức ngày càng mờ nhạt và thu hẹp. Khi đó thị trường càng rõ ràng hơn thì xung đột xảy ra càng thấp.

Nhưng đó là chuyện tương lai.

Còn trước mắt, với những friend nào tự cho rằng mình No.1, có quyền tác động xấu đến mình, unf ngay lập tức, cắt đứt liên lạc ko ngại ngần.

Vì họ luôn muốn miếng bánh to hơn bằng cách xẻo mất miếng bánh của mình.

Và trong nghệ thuật đàm phán hoặc thuyết trò chơi thì kẻ ko sợ thua, thích dấn tới đàn áp sẽ chiến thắng. Còn kẻ nào đòi hỏi 5-5 hay nhẫn nhịn chịu thiệt để đổi lấy sự bình yên chỉ nhận được khoảng 3-10.

Lấn át là 1 bản năng của kẻ mạnh trong tiềm thức khi thấy đối thủ yếu thế hơn mình..

Điều này chỉ được hạn chế khi 1 người có thể nhận ra hành vi “Đạo đức” hay còn gọi là giá trị sống của bản thân mình nó ra sao.

Cách trị những kẻ lấn át bẩm sinh này vô cùng dễ trong đàm phán.

Ban đầu muốn 5-5, họ đòi 6-4.

Lúc đó lập tức đòi ngay 10-0 và ngưng đàm phán.

Để lại lời bình luận hoặc lời nhắn gửi